Tập đoàn hệ thống CISCO, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu thế giới đưa ra dự báo: đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này sẽ còn gia tăng nhiều hơn nữa. IoT sẽ trở thành mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và vạn vật.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp 4.0, xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. Đặc biệt đối với nhóm ngành về Công nghệ thông tin, CMCN 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. AI, Robotic, Big data, Cloud Computing, đặc biệt là IoT.
Hãy cùng UWE Bristol – Phenikaa Campus tìm hiểu IoT là gì cũng như ứng dụng và cơ hội của IoT trong cuộc sống thông qua bài viết dưới đây.
I. IoT là gì ?
IoT (Internet of Things) là kịch bản của thế giới với viễn cảnh tất cả đồ vật, con người được cung cấp định dạng của riêng mình và có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin thông qua một mạng duy nhất mà không cần đến tương tác trực tiếp giữa người – người hay người – vật (Thư viên quốc gia Việt Nam, 2022).
IoT được phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và đặc biệt là mạng Internet. Về cơ bản, IoT là tổ hợp tất cả các thiết bị có khả năng kết nối tới mạng Internet và thế giới thật để thực hiện truyền tải thông tin qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Điều này cho phép con người kiểm soát mọi vật một cách tối ưu hơn bao giờ hết chỉ bằng 1 thiết bị thông minh như: smartphone, tablet, PC hay thậm chí thông qua đồng hồ thông minh.
Một mạng lưới IoT có thể chứa từ 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng.
II. Ứng dụng của IoT trong thực tế
1. Ứng dụng cho doanh nghiệp
IoT mang tới giải pháp mới cho doanh nghiệp trong khả năng tiếp cận với những phân tích nâng cao về insights khách hàng.
VD: Bằng cách thu thập tập thông tin dữ liệu về hành vi khách hàng, các doanh nghiệp có thể tạo ra chiến lược phù hợp để tiếp cận chính xác với khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, Internet vạn vật còn giúp công ty:
- Tự động hóa các quy trình
- Giảm chi phí lao động
- Giúp giảm chất thải và cải thiện dịch vụ
- Làm cho việc sản xuất và giao hàng ít tốn kém hơn
- Phát hiện ra lỗi trước khi thiệt hại xảy ra
- Mang lại sự minh bạch trong các giao dịch của khách hàng
Việc sử dụng IoT cho doanh nghiệp có thể được chia thành hai phân khúc:
- Các dịch vụ dành riêng cho ngành như cảm biến trong nhà máy phát điện hoặc thiết bị định vị thời gian thực để chăm sóc sức khỏe.
- Các thiết bị IoT được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp, như điều hòa không khí thông minh hoặc hệ thống an ninh.
2. Ứng dụng cho người dùng
Internet vạn vật được ứng dụng trong các hệ thống Nhà thông minh (smart home) có thể giúp điều khiển các thiết bị điện tử kiểm soát độ sáng của các bóng đèn, máy điều hòa, lò sưởi, hệ thống vòi phun nước, ti-vi, hệ thống an ninh trong nhà …v..v. Các thiết bị này cũng có thể được kết nối với các vật dụng cá nhân khác như đồng hồ thông minh và điện thoại thông minh tablet để giúp người dùng giám sát mọi thứ nhanh gọn hơn.
Ô tô thông minh
Những phương tiện, chẳng hạn như ô tô, có thể kết nối với Internet bằng rất nhiều cách. Có thể là thông qua camera hành trình thông minh, hệ thống tin học giải trí hoặc thậm chí qua cổng kết nối của phương tiện. Chúng thu thập dữ diệu từ chân ga, phanh, đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ đo quãng đường, bánh xe và bình xăng để giám sát cả hiệu suất của người lái và tình trạng phương tiện. Ô tô thông minh được sử dụng cho hàng loạt mục đích:
- Giám sát đội xe ô tô cho thuê để tăng cường hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm chi phí.
- Giúp cha mẹ theo dõi hành vi lái xe của con cái.
- Tự động thông báo cho bạn bè và người thân trong trường hợp xảy ra tai nạn xe.
- Dự đoán và hạn chế nhu cầu bảo dưỡng xe.
Nhà thông minh
Các thiết bị gia đình thông minh tập trung chủ yếu vào hoạt động cải thiện hiệu quả và độ an toàn của ngôi nhà, cũng như mạng lưới kết nối trong nhà. Các thiết bị như ổ điện thông minh có thể giám sát mức sử dụng điện và bộ điều nhiệt thông minh có thể cung cấp khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt hơn. Các hệ thống thủy canh có thể sử dụng cảm biến IoT để quản lý khu vườn, trong khi đó, máy báo khói IoT có thể phát hiện khói thuốc lá. Các hệ thống an ninh gia đình như khóa cửa, camera an ninh và máy phát hiện rò nước có thể phát hiện và ngăn chặn các mối nguy hiểm, đồng thời gửi cảnh báo tới chủ nhà.
Gia đình có thể sử dụng những thiết bị thông minh cho các mục đích:
- Tự động tắt các thiết bị khi không sử dụng.
- Quản lý và bảo trì các bất động sản cho thuê.
- Tìm đồ thất lạc như chìa khóa hoặc ví.
- Tự động hóa các công việc hàng ngày như hút bụi, pha cà phê, v.v.
III. Cơ hội phát triển của ngành Công nghệ thông tin
Trong thế giới hậu Covid-19, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), Internet vạn vật (IoT), mạng 5G, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)… được đánh giá là những xu hướng công nghệ mới nhất trong năm nay. Thực tế cho thấy, sinh viên ngành Công nghệ thông tin ra trường có thể đạt mức lương 2000 USD/tháng. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trước mắt các kỹ sư tương lai khi thời gian vừa qua, lĩnh vực này đã thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển rất lớn của các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn trong nước và quốc tế như: Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google…
Theo đuổi ngành CNTT, sinh viên ra trường có thể:
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu, phát triển nền tảng, thiết bị thông minh và IoT
- Kỹ sư thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, giám sát, điều hành kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng, kinh doanh các sản phẩm điện tử viễn thông và IoT.
- Kỹ sư tại các đơn vị cung cấp dịch vụ, giải pháp mạng, hạ tầng mạng cho hệ thống thông minh và IoT (Viettel, VNPT, FPT…); Các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị, giải pháp IoT; Các lĩnh vực khác cần sử dụng, vận hành hạ tầng, nền tảng hệ thống thông minh và IoT: các cơ quan nhà nước, nước ngoài; nông nghiệp, điện lực, ngân hàng, y tế, giao thông, quốc phòng – an ninh.
- Lập trình viên, đặc biệt là thiết kế và phát triển các phần mềm cho các hệ thống thông minh và IoT… tại các công ty phần mềm
IV. “Khát” nhân lực ngành Công nghệ thông tin
Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội chia sẻ:
Nhân lực CNTT đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Đặc biệt từ sau dịch Covid-19, các DN đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ ngành chưa bao giờ giảm nhiệt. Ngoài trang bị những kiến thức cơ bản, để đảm bảo đầu ra sinh viên, các trường cần cập nhật thêm các kiến thức mới, đào tạo các ngành nghề làm chủ công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo AI, Big Data, Blockchain, vv.
Về sinh viên, cần trang bị thêm kỹ năng làm việc nhóm và tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
V. Nhóm ngành Công nghệ thông tin tại UWE Bristol – Phenikaa Campus
Theo Thống kê của Bộ GD&ĐT, nhóm ngành CNTT đứng top 2 trong số những ngành học được nhiều thí sinh THPT lựa chọn nhất trong kỳ tuyển sinh THPT năm 2021. Nắm bắt được xu hướng thời đại, UWE Bristol – Phenikaa Campus chuyên sâu đào tạo 3 ngành về Công nghệ thông tin bao gồm:
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin – Trí tuệ nhân tạo
- Công nghệ thông tin – Phát triển thiết bị thông minh
Bên cạnh việc đào tao các kiến thức chuyên môn về nhóm ngành CNTT, sinh viên UWE Bristol còn được đào tạo để trở thành những công dân toàn cầu tương lai. Sinh viên được đào tạo bộ kĩ năng mềm để thích ứng với môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, công dân toàn cầu tại UWE Bristol – Phenikaa Campus còn được học tập trong mô hình đào tạo Đại học Trải nghiệm:
- Trải nghiệm khóa học hè 2 tuần tại Anh Quốc với quỹ học bổng 46.5 tỉ VND
- Sở hữu ít nhất 1 kì thực tập trước khi tốt nghiệp
- Cam kết tuyển dụng bởi tập đoàn Phenikaa đối với 10% sinh viên xuất sắc toàn khóa
Tìm hiểu đối tượng tuyển sinh tại đây