“Chiến thuật” chọn ngành, chọn nghề các sĩ tử 2k5 nhất định phải biết

Chọn trường, chọn ngành học là quyết định quan trọng đối với mỗi sĩ tử. Trong ngắn hạn, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, tiếp thu kiến thức. Trong dài hạn, quyết định có tác động rất lớn tới tương lai, sự nghiệp sau này. Khám phá những kinh nghiệm, “chiến thuật” chọn ngành được UWE Bristol – Phenikaa Campus tổng hợp trong bài viết này.

4 yếu tố quan trọng trong chọn ngành nghề

Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhiều học sinh không khỏi lo lắng và bối rối trong việc tìm ra được ngành nghề phù hợp. Trong “chiến thuật” chọn trường, có 4 yếu tố sĩ tử cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chọn ngành, chọn nghề.

Năng lực – yếu tố đầu tiên cần nhắc khi chọn ngành

Mỗi học sinh cần hiểu rõ năng lực của bản thân dựa vào quá trình tham vấn ý kiến giáo viên chủ nhiệm, chuyên gia. Khi khả năng và thế mạnh được áp dụng vào đúng lúc đúng chỗ sẽ tạo ra cơ hội phát triển và mức thu nhập hấp dẫn. 

Yếu tố thứ 2 – sở thích, đam mê 

Một trong những lý do phổ biến khiến nhiều sinh viên bỏ ngang quá trình học tập là do chọn ngành không đúng với sở thích vì thế mà không có hứng thú và chán nản khi học. Bất kể ngành nghề nào đều có những khó khăn nhất định. Vì vậy, cần phải có đam mê, sự yêu thích thì mới có thể đứng vững và đạt được những thành tựu. 

Chán nản khi làm việc trong lĩnh vực không yêu thích

Năng lực tài chính và nền tảng gia đình

Ngoài ra, năng lực tài chính cũng là yếu tố cần được lưu tâm. Với sinh viên có nền tảng kinh tế gia đình tốt có thể lựa chọn các mô hình du học tại chỗ, trường đại học quốc tế,… để gia tăng năng lực cạnh tranh ngay khi ngồi trên giảng đường đại học. 

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, ngành đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc định hình con người trong tương lai. Danh tiếng và uy tín của ngôi trường cũng đóng vai trò quan trọng. Bằng đại học sẽ đi theo con người đến suốt cả cuộc đời. Nó là nền tảng để học tập và trau dồi những kỹ năng, phương pháp để học tập ở những cấp bậc cao hơn.

Yếu tố thứ 4 – nhu cầu nhân lực trong tương lai

Yếu tố thứ 4 thí sinh cần quan tâm, tìm hiểu liên quan đến nguồn nhân lực. Các sĩ tử nên tìm hiểu thông tin về nguồn nhân lực trong tương lai, sắp tới ngành đó có dư thừa, thiếu hụt nhân lực không. Trong cùng 1 ngành, sẽ có những vị trí nhân lực giảm và ngược lại, có những vị trí thiếu hụt nhân lực trong tương lai.

Theo diễn đàn The Economic Forum, ước tính sẽ có 66 triệu người mất việc làm bởi vì tự động hóa và máy móc. OECD đưa ra dự đoán có khoảng 14% số lượng công việc trên 32 quốc gia sẽ do robot thực hiện. Những phát triển nhanh chóng vượt bậc của công nghệ đang cho phép máy móc thực hiện số lượng tác vụ ngày càng tăng so với năng suất làm việc của con người. Có thể kể đến như McDonald dần thay thế các nhân viên làm việc tại quầy drive-thru bằng công nghệ AI nhận đơn đặt hàng, hay các siêu thị lớn trên thế giới như Sainsbury, Tesco, và Morrisons đang lắp đặt hệ thống máy tự thanh toán, thay vì sử dụng con người. 

McDonald thay thế các nhân viên làm việc tại quầy drive-thru bằng công nghệ

Bên cạnh đó cũng có nhiều lĩnh vực “khát nhân sự” nghiêm trọng. Tháng 5/2023, lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động tại nước ta ước đạt 70.800, tăng 300 doanh nghiệp so với tháng 1-2023. Tổng số nhân lực toàn ngành CNTT-điện tử viễn thông đạt hơn 1 triệu người. Tuy nhiên, nguồn nhân lực CNTT lại đang không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, dự báo từ nay đến năm 2024, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 đến 200.000 kỹ sư CNTT mỗi năm. 

Hay, theo dự báo của Trung Tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, đến năm 2025, Việt Nam thiếu khoảng 21.600 người làm việc trong ngành quản trị kinh doanh. Những con số biết nói cho thấy nhu cầu nhân sự hai nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý và Công nghệ thông tin vô cùng rộng mở, là hai nhóm ngành học luôn dẫn đầu xu hướng lựa chọn ngành học của các bạn học sinh. 

Tại UWE Bristol – Phenikaa Campus, 2 nhóm ngành Kinh doanh & Quản lý và Công nghệ thông tin được chia thành 7 chuyên ngành cụ thể:

  1. Quản trị kinh doanh: Là ngành học tương đối rộng, nên sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các tập đoàn, công ty doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau mang tới cơ hội trở thành giám đốc điều hành (CEO), quản lý nhân sự,  chuyên viên phát triển thị trường, giám đốc kinh doanh (CCO), quản lý chuỗi cung ứng,…
  2. Kinh doanh và Marketing: Cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn: quảng cáo, truyền thông, tổ chức sự kiện, phòng marketing tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo ngành học marketing,… tại các vị trí giám đốc marketing (CMO), chuyên viên bán hàng, trường phòng kinh doanh, nhân viên nghiên cứu thị trường, giám đốc phát triển sản phẩm, nhân viên digital marketing, quản lý xây dựng thương hiệu, chuyên viên quan hệ công chúng,…
  3. Quản trị sự kiện: Dành cho các bạn mong muốn làm việc tại các công ty, tập đoàn du lịch, khách sạn, tổ chức sự kiện, truyền thông, nhà hàng, các cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,… Cơ hội trở thành điều phối viên sự kiện, quản lý khách sạn,  quản lý nhà hàng, điều hành du lịch, quản lý tài trợ, chuyên viên Phòng/ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, giảng viên các trường Đại học đào tạo ngành Quản trị sự kiện, Du lịch lữ hành, Quản trị khách sạn,…
  4. Kế toán và Tài chính: Mang cơ hội làm việc tại các vị trí: chuyên viên tư vấn tài chính, kế toán viên, kiểm toán viên, nhân viên môi giới chứng khoán, giám đốc tài chính (CFO), quản lý danh mục đầu tư, giảng viên ngành tài chính ngân hàng tại các cơ sở giáo dục,…
  5. Khoa học máy tính – Trí tuệ nhân tạo: Thí sinh mong muốn trở thành kiến trúc sư Big Data, chuyên gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa và robot, chuyên viên phát triển phần mềm,… tham khảo chuyên ngành này. 
  6. Khoa học máy tính – Phát triển thiết bị thông minh: để trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu Big Data, kỹ sư phát triển phần mềm,  giám đốc phát triển sản phẩm, lập trình viên hệ thống Internet of Things,…
  7. Công nghệ Thông tin: Nếu thí sinh có định hướng trở thành một lập trình viên, chuyên viên kiểm duyệt phần mềm, quản trị viên website và thương mại điện tử, chuyên viên phân tích dữ liệu, quản lý điều phối các dự án về CNTT, nhân viên phát triển thiết bị phần cứng máy tính hay giảng viên CNTT tại các cơ sở đào tạo,… hãy tham khảo ngay chuyên ngành này. 

Đăng ký ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về từng chuyên ngành tại đây. 

Khánh Ly

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Địa chỉ: Trường Đại học Phenikaa, Đường Nguyễn Trác,

Yên Nghĩa, Hà Đông

Hotline: 0981.324.886

Email: uwebristol@phenikaa-uni.edu.vn

Theo dõi UWE trên các nền tảng

Hotline: 028 710 23450 Tư vấn Online Liên hệ