[RECAP] Webinar: Đại học Trải nghiệm Quốc tế – Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên và nhà tuyển dụng

Hội thảo trực tuyến “Đại học Trải nghiệm Quốc tế – Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên và nhà tuyển dụng” diễn ra vào ngày 19.7 vừa qua được tổ chức và thực hiện bởi UWE Bristol – Phenikaa Campus đã diễn ra vô cùng thành công. Với sự tham gia của:

  • 100 thành viên tham dự trực tuyến qua Zoom
  • 100.000 lượt xem livestream trên nền tảng Facebook.

Hội thảo “Đại học Trải nghiệm Quốc tế – Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên và nhà tuyển dụng” đã cung cấp thông tin chi tiết cho người tham gia về khoảng cách còn tồn tại giữa năng lực thực tế của sinh viên với yêu cầu công việc từ nhà tuyển dụng.

1. Sự kiện mở màn cho webinar

Theo kết quả của Tổng cục Thống kê, hàng năm có hơn 400.000 cử nhân ra trường. Tuy nhiên, con số thất nghiệp là gần 200.000. Bên cạnh đó, số liệu cũng chỉ ra khoảng hơn 60% sinh viên tốt nghiệp làm việc trái ngành. Nhận thức được khoảng cách năng lực này, UWE Bristol – Phenikaa Campus quyết định mời đến 3 vị diễn giả, là các chuyên gia hàng đầu trong đa dạng lĩnh vực bao gồm:

  • Anh Trần Quốc Toản, CEO Adsota, Co-Founder Appota Group. Anh là Diễn giả của nhiều sự kiện, cuộc thi lớn cho sinh viên trong lĩnh vực công nghệ, Marketing cũng như khởi nghiệp
  • Chị Trịnh Thị Vân Anh, trưởng đại diện của tập đoàn giáo dục Oxford International Education Group. Chị Trịnh Vân Anh hiện cũng đang là giảng viên của trường Đại học Báo chí và tuyên truyền, đồng thời là cựu sinh viên của trường Đại học tổng hợp UWE Bristol.
  • Tiến sĩ Đồng Xuân Đảm, Giám đốc điều hành UWE Bristol-Phenikaa Campus, Viện trưởng Viện ĐTQT ĐH Phenikaa. Tiến sĩ Đảm từng đảm nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (IBD@NEU), Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (2016-2021); Trưởng Khoa Du lịch và Khách sạn, ĐH Kinh tế Quốc dân (2014-2016)

Webinar lần này hội tụ đầy đủ 3 mắt xích quan trọng của xã hội. Anh Toản và Chị Vân Anh là đại diện cho doanh nghiệp. Đồng thời, chị Vân Anh cũng từng là cựu du học sinh Anh quốc, có thể chia sẻ thêm các góc nhìn từ các bạn sinh viên song song với góc nhìn doanh nghiệp. Cuối cùng, tiến sĩ Đồng Xuân Đảm, tiến sĩ đại diện cho mắt xích về đơn vị đào tạo học sinh, sinh viên để làm đầu vào cho các doanh nghiệp cũng có mặt tại hội thảo trực tuyến 19.7 vừa rồi.

2. Khó khăn của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự mới ra trường

Đối với doanh nghiệp như Appota Group, nhu cầu tuyển dụng hàng năm rất cao. Thực tế, mỗi năm công ty tiếp nhận đến hơn 2000 CV ứng tuyển/ ứng viên tiềm năng. Việc sàng lọc được diễn ra theo quy trình 3 bước (khung ASK). Từ 2000 hồ sơ ứng tuyển ban đầu, công ty sẽ lọc ra 800 ứng viên để tiếp tục vòng phỏng vấn; trong đó chỉ có 25% (khoảng 200 ứng viên) phù hợp với các tiêu chí sơ bộ, đi đến bước thử việc. Cuối cùng, số lượng ứng viên chính thức trở thành nhân viên của công ty chỉ dừng lại ở con số 185.

Anh Toản và chị Vân Anh chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự mới ra trường
Anh Toản và chị Vân Anh chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự mới ra trường

Ở các doanh nghiệp quy mô lớn như Appota Group, khung tiêu chí ASK được áp dụng để đánh giá mức độ phù hợp của nhân viên với doanh nghiệp, cụ thể theo 3 đầu mục:

  • Attitude: thái độ, động lực, sự hòa hợp, cty đánh giá sau khi tiếp xúc, thử việc
  • Skill: các kỹ năng (kỹ năng giao tiếp, ttirnh, teamwork, viết mail, làm slide, lắng nghe)
  • Knowledge: hiểu biết lquan đến nghiệp vụ chuyên môn (hiểu biết lquan đến ngành, thị trg, đối thủ)

Tuy đã sở hữu bộ khung tiêu chí đánh giá cụ thể, sinh viên mới ra trường phần lớn vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu từ nhà tuyển dụng do:

  • Ít tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp dẫn tới chuyên môn chưa tốt
  • Hạn chế về kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, lắng nghe, vv)
  • Kì vọng chênh lệch so với năng lực thực tế
  • Chưa phù hợp với văn hóa công ty (đặc biệt đối với các doanh nghiệp đa văn hóa)

Anh Toản cũng như chị Vân Anh đã đưa ra nhận định chung:

Sinh viên còn thiếu kinh nghiệm làm việc nhóm, thiếu kỹ năng mềm, đề xuất chỉ dựa trên lý thuyết, ít thực tiễn, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ chưa có kể cả du học sinh

Đối với tổ chức giáo dục quốc tế như Oxford International Education Group của chị Vân Anh, doanh nghiệp nhận thấy sinh viên Việt Nam gặp vô số khó khăn và vấn đề khi mới đi làm và nhất là trong các môi trường đa quốc gia, điển hình như là khả năng ngôn ngữ chưa tốt, còn thiếu sự chủ động, tư duy phản biện.

Những yếu tố trên đã tạo ra tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, cụ thể:

  • Chi phí tuyển dụng cao
  • Chất lượng và tiến độ công việc chưa đảm bảo
  • Khó khăn trong việc tối ưu nguồn lực

3. Khó khăn của sinh viên

Sau phần chia sẻ của anh Toản cũng như chị Vân Anh dưới góc độ doanh nghiệp song song với góc nhìn từ phương diện là cựu du học sinh quốc tế, khó khăn của sinh viên hiện tại thể hiện ở các góc độ như:

  • Ít tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp do thiếu kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp
  • Hạn chế về kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, lắng nghe, vv)
  • Chưa phù hợp với văn hóa công ty (đặc biệt đối với các doanh nghiệp đa văn hóa)

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chị Vân Anh cũng từng trải nghiệm môi trường du học tại chỗ, có cơ hội tiếp xúc Đại học Trải nghiệm, chị nhận định sinh viên Việt Nam vẫn có thể sở hữu các năng lực nhất định khi tham gia mô hình Đại học Trải nghiệm Quốc tế như:

  • Ngoại ngữ tốt
  • Cơ hội chuyển tiếp
  • Cơ hội thực tập on-job training (tùy từng trường)
  • Trải nghiệm đa văn hóa (tùy từng trường)
Chị Vân Anh chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp cũng như sinh viên dưới đa dạng góc độ
Chị Vân Anh chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp cũng như sinh viên dưới đa dạng góc độ

5. Đại học Trải nghiệm Quốc tế – Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên và nhà tuyển dụng

Với phương diện là đơn vị đào tạo với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục của thầy Đồng Xuân Đảm, để có thể khắc phục khoảng cách vô hình giữa sinh viên và nhà tuyển dụng thì giải pháp tối ưu sẽ chính là mô hình đào tạo Giáo dục Trải nghiệm Quốc tế. Tại UWE Bristol – Phenikaa Campus, sinh viên được tiếp xúc và đào tạo kĩ năng mềm ngay từ năm nhất. Bên cạnh đó, thầy cũng liệt kê ra 5 điểm khác biệt của chương trình cử nhân quốc tế UWE Bristol – Phenikaa Campus bao gồm:

  • Được đào tạo các kỹ năng mềm để tăng sức cạnh tranh trong thị trường lao động
  • Trải nghiệm khóa học hè 2 tuần tại Anh Quốc với quỹ học bổng Experiencing UK lên tới 46.5 tỉ VND
  • 100% nguyên bản chương trình đào tạo của đại học UWE Bristol, Anh Quốc
  • 100% sinh viên được thực tập ít nhất 1 kì trước khi tốt nghiệp để tăng trải nghiệm thực tiễn
  • 10% sinh viên xuất sắc nhất được cam kết bởi tập đoàn Phenikaa

 

6. Tổng kết

Chương trình đã dành tặng 10 voucher trị giá 1 triệu đồng lệ phí xét tuyển UWE Bristol – Phenikaa Campus.

Ngoài những phần quà trong phần Lucky Draw, UWE Bristol – Phenikaa Campus còn đem tới Quý Phụ huynh và các em học sinh tham gia chương trình 02 Ebook:

  • BÁO CÁO KHẢO SÁT LƯƠNG 2022: THỰC TRẠNG THU NHẬP VÀ KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
  • Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2021 & Xu hướng tuyển dụng 2022

Với thời lượng gần 2 tiếng, webinar “Đại học Trải nghiệm Quốc tế – Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên và nhà tuyển dụng” đã đem đến nhiều thông tin, chia sẻ hữu ích từ các khách mời cũng như nhận được sự quan tâm, thảo luận sôi nổi của các bạn học sinh THPT đang có nguyện vọng theo học mô hình Giáo dục Trải nghiệm Quốc tế.

Địa chỉ: Trường Đại học Phenikaa, Đường Nguyễn Trác,

Yên Nghĩa, Hà Đông

Hotline: 0981.324.886

Email: uwebristol@phenikaa-uni.edu.vn

Theo dõi UWE trên các nền tảng

Hotline: 028 710 23450 Tư vấn Online Liên hệ