Kế toán Tài chính (KT-TC) là ngành gì? Trong giới kinh doanh, cụm từ FAME (finance, accounting, management, economics) được hiểu là tài chính, kế toán, quản trị và kinh tế ngày càng lan rộng và được quan tâm, đặc biệt khi ngành Kế toán tài chính là lĩnh vực luôn được nhiều sinh viên cân nhắc theo học. Vậy ngành KT-TC cụ thể là gì? Cùng UWE Bristol – Phenikaa Campus tìm hiểu về ngành học này nhé!
1. Ngành Kế toán Tài chính là gì?
1.1. Kế toán – Tài chính là gì?
Kế toán có thể được hiểu là công việc theo dõi, ghi chép, tổng hợp và xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế của doanh nghiệp/tổ chức. Từ đó, phân tích dữ liệu về thông tin tài sản, nguồn tiền và sự lưu thông dòng tiền trong công ty; tổ chức họp bàn và tổng hợp thông tin để hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra các quyết định về kinh tế cũng như đánh giá hiệu quả
Tài chính, mặt khác, thuộc một phần trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường, thuộc phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế thị trường, là phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng như phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Phối hợp cùng nhau, bộ phận kế toán – tài chính phụ trách các đầu công việc:
- Dự đoán trước nhu cầu tài chính
- Hỗ trợ hoạt động lập kế hoạch kinh doanh/kế toán tài chính doanh nghiệp
1.2. Phân biệt Kế toán và Tài chính
Về căn bản, Kế toán Tài chính có thể được giải thích là công việc thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy không phải ai cũng phân biệt được rõ ràng 2 cụm từ Kế toán và Tài chính.
Kế toán | Tài chính | |
Phạm vi |
Kế toán tập trung hơn vào các sự kiện kinh tế đã xảy ra trong quá khứ. | Tài chính thì tập trung vào dự báo những sự kiện kinh tế có khả năng xảy ra trong tương lai. |
Chức năng |
Kế toán phản ánh lại những nghiệp vụ đã xảy ra trong quá khứ. Sản phẩm cuối cùng của kế toán là các báo cáo như bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ. | Tài chính phân tích các hoạt động trước đây và dự báo tương lai của doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ như tìm kiếm nguồn đầu tư, dự báo nhu cầu sử dụng vốn… |
Mục đích |
Mục đích của kế toán là thu thập và trình bày lại những hoạt động đã xảy ra của doanh nghiệp. Nó liên tục cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp đến nhà quản lý và những người có nhu cầu nhằm mục đích giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. | Mục đích của tài chính là thiết lập các chiến lược tài chính, dự báo và tư vấn cho nhà quản lý những rủi ro có thể xảy ra, những nhu cầu tài chính trong tương lai để họ cân nhắc những quyết định của mình. |
Đối tượng sử dụng thông tin |
Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán là những nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế… | Đối tượng sử dụng thông tin của tài chính chỉ là những nhà quản lý doanh nghiệp. |
Đặc điểm của thông tin |
Thông tin của kế toán là những nghiệp vụ đã xảy ra của chính doanh nghiệp. | Thông tin của tài chính là từ thị trường, doanh nghiệp tương tự nhằm dự báo những sự kiện có thể xảy ra với chính doanh nghiệp mình. |
Hệ thống xác định quỹ |
Trong kế toán, hệ thống của việc xác định quỹ; đó là, thu nhập và chi phí, dựa trên hệ thống tích lũy. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm bán hàng chứ không phải lúc thu về. Chi phí được ghi nhận ngay khi phát sinh chứ không phải khi thanh toán. | Trong tài chính, hệ thống xác định quỹ được dựa trên vòng quay của tiền mặt. Doanh thu được ghi nhận trong quá trình nhận tiền mặt thực tế theo dòng chảy vào của tiền mặt và các khoản chi phí được ghi nhận khi thanh toán thực sự được thực hiện như trong dòng chảy ra của tiền mặt. |
2. Kế toán – Tài chính ra trường làm gì?
2.1. Công việc, vai trò của KT-TC
Theo dự báo, cơ hội việc làm cho kế toán và kiểm toán viên sẽ tăng hơn 13% trong thập kỷ tới năm 2022, trong khi cơ hội cho các nhà phân tích tài chính dự đoán sẽ tăng gần 16% trong thời gian này. Và mặc dù những cơ hội cho ngành Kế toán tài chính tương đối phong phú thì một bằng cấp đào tạo đại học đến từ những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng thực sự mới có thể giúp bạn nổi bật.
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành KT-TC là vô cùng đa dạng. Tốt nghiệp ngành, sinh viên có cơ hội làm việc cả trong nước và quốc tế. Với đa dạng vị trí ở các lĩnh vực có thể kể đến như:
- Kế toán viên
- Kế toán tổng hợp
- Nhân viên Thủ quỹ
- Chuyên viên kiểm toán
- Chuyên viên tín dụng
- Chuyên viên tư vấn thuế
- Chuyên viên phân tích tài chính
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên quản lý chi phí
- Quản lý tài chính
- Quản lý đầu tư
- Phát triển quỹ doanh nghiệp
- Nhà phân tích đầu tư
- Quản lý danh mục đầu tư
- Tư vấn viên tài chính
2.2. Triển vọng ngành KT-TC
Bên cạnh đó, theo những công bố mới nhất trên freec.asia tại Việt Nam cho thấy kế toán tài chính đang lọt top những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Cụ thể nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành KT-TC: Chuyên viên kế toán chiếm 33%, kế toán trưởng 38%, kiểm soát viên tài chính 4%, vị trí giám đốc và quản lý tài chính 25%.
Chính vì vậy, với các lợi thế như: Triển vọng nghề nghiệp cao sau khi tốt nghiệp; Chìa khóa mở rộng cơ hội việc làm từ “xin việc” sang “chọn việc” khi đã có kinh nghiệm (hoặc trang bị thêm ACCA)
Xem thêm: Top 5 ngành học hot nhất 2022
3. Mức lương Tài chính – Kế toán hiện tại là bao nhiêu?
Câu hỏi “Ngành KT-TC ra trường lương bao nhiêu?” vẫn luôn là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Chính vì vậy, UWE Bristol – Phenikaa Campus xin được tổng hợp lại các con số về mức lương ngành như sau:
- Nhân viên kế toán (chưa có kinh nghiệm): 5-7 triệu VND/tháng
- Nhân viên kinh doanh (~3 năm kinh nghiệm): Khoảng 10 – 30 triệu VND/tháng
- Kế toán trưởng: trên 30 triệu VND/tháng
Ngoài ra, với các cá nhân kinh nghiệm, kì cựu và có thâm niên trong ngành thì mức lương có thể đạt tới 60 triệu VND/tháng.
4. Ngành Tài chính Kế toán học gì?
4.1. Ngành KT-TC học gì?
Trọng tâm của chuyên ngành là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực Tài chính Kế toán. Ngành Tài chính Kế toán tập trung đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng cần thiết về tiền tệ và cách kiểm soát dòng tiền. Bên cạnh đó, ngành học còn cung cấp những kiến thức về quản trị, doanh nghiệp cũng như mối liên quan giữa tiền tệ – quản trị – doanh nghiệp.
Tốt nghiệp Cử nhân KT-TC, sinh viên có thể thực hiện các báo cáo tài chính tổng quát về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, các kết quả tài chính rõ ràng và quản lý chi phí hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết.
4.2. Học KT-TC ở đâu?
Ở Việt Nam, bạn có thể chọn học ngành Kế toán ở các trường DH công lập như: Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Kinh tế TP.HCM, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, vv
Ngoài ra, một lựa chọn khác đang được các sinh viên quốc tế cũng như các bạn đang có mong muốn du học theo đuổi có thể kể đến phương án tuyển sinh xét học bạ của các trường đại học quốc tế/chương trình cử nhân quốc tế do quy trình tuyển sinh đơn giản, cơ hội chuyển tiếp quốc tế đa dạng.
Xem thêm: Học tại Việt Nam – Lấy bằng Cử nhân Anh quốc ngành Kế toán – Tài chính
5. Ngành Tài chính – Kế toán tại UWE Bristol – Phenikaa Campus
Chương trình Cử nhân Kế toán và Tài chính tại UWE Bristol (DH Top 21/121 UK) sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức nền tảng, nghiệp vụ Kế toán chuyên sâu để áp dụng vào các trường hợp thực tiễn hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, bạn sẽ được miễn trừ nhiều môn học khi thi các chứng chỉ chuyên nghiệp về kế toán khi tốt nghiệp chuyên ngành này tại UWE Bristol – Phenikaa Campus.
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trải nghiệm những môi trường tài chính giả lập, thảo luận theo các nhóm đầu tư, sử dụng thông tin từ Refinitiv Database,… Do vậy, kiến thức và kỹ năng của sinh viên sẽ luôn được cập nhật và áp dụng trực tiếp vào thực tế. Đây là những hành trang quan trọng giúp các bạn hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được trang bị skillset 3 kĩ năng:
- Critical Thinking
- Design Thinking
- Problem Solving
Giúp sinh viên trau dồi khả năng để trở thành Công dân toàn cầu tương lai.
tìm hiểu đối tượng tuyển sinh tại đây